Hiện tại trên thị trường chúng ta vẫn thường thấy người ta nói đến khí oxy trong y tế và khí oxy công nghiệp. Tuy nhiên ít người biết hai loại khí này có sự khác biệt. Hơn nữa, có lý do để có sự phân loại như vậy. Phuthinhgas xin tổng hợp các thông tin và phân biệt hai loại khí này.
Hiện nay khí oxy là nguyên tố hóa học chiếm đến trên 50% của lớp vỏ trái đất. Và nó thật sự rất cần cho sự sống và các phản ứng đốt cháy. Đặc biệt hơn nữa nó còn là một trong những nguyên tố phi kim hoạt động mạnh. Và nó có thể tạo thành hợp chất oxit với rất nhiều nguyên tố khác. Ở trong những điều kiện bình thường thì Oxy là một chất khí. Nó có đặc điểm đó là không màu, không mùi.
Oxy còn được viết là ô-xy, ô-xi. Oxyà nguyên tố hóa học có ký hiệu là O. Thuộc nhóm VI A và số hiệu nguyên tử bằng 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Nguyên tử khối bằng 16. Oxy là nguyên tố phi kim hoạt động rất mạnh. Nó có thể tạo thành hợp chất oxit với hầu hết các nguyên tố khác.
Khí Oxy công nghiệp là khí có độ tinh khiết thấp hơn oxy y tế khi nó chỉ đạt mức 99.2%, trong thành phần oxy công nghiệp có lẫn các tạp chất khác như CO, khí CO2, C2H2,…
Tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà khí oxy công nghiệp được sản xuất ra có độ tinh khiết dao động từ 99,2 – 99,6%.
Các bình oxy công nghiệp được sử dụng phổ biến trong công nghiệp luyện thép, hàn cắt kim loại và trong lĩnh vực đóng tàu.
Khí oxy công nghiệp được kết hợp với Acetylen hoặc gas để hàn cắt gió đá dùng hàn cắt kim loại.
Có thể làm nóng chảy thủy tinh bởi vì các hỗn hợp khí chứa oxy có khả năng tạo ra mức nhiệt độ đến 3000ºC và 2800ºC
Oxy công nghiệp được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và trong xử lý nước thải.
Oxy dạng lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong các tên lửa đẩy, đốt cháy nhiên liệu tàu vũ trụ và tạo ra lực đẩy cần thiết trong không gian.
Khí Oxy được sử dụng trong sản xuất thép và sản xuất ra rượu methanol.
Khí oxy y tế
Khí oxy y tế là chất khí với độ tinh khiết cao lên đến 99,5%, còn được gọi với cái tên là khí oxy thở tại nhà. Nó được ứng dụng trong lĩnh vực y tế với các hoạt động liên quan tới sức khỏe con người.
Khác với loại khí oxy không đạt chuẩn y tế là rất ít bị lẫn các thành phần khí khác như CO, khí CO2, Acetylen và những tạp chất khác có thể gây hại cho cơ thể.
Ứng dụng của oxy y tế:
Khí oxy y tế hay người ta còn gọi là khí oxy thở tại nhà. Và nó có độ tinh khiết lên đến tầm 99,5%. Nó còn được dùng trong các hoạt động liên quan tới sức khỏe con người và trong lĩnh vực y tế. Khí oxy được dùng cho lĩnh vực y tế. Nó có tác dụng chính đó là cấp cứu cho người bị ngạt, bệnh tim, các bệnh về rối loạn nhịp thở. Bên cạnh đó khí oxy y tế khi ở dạng cao áp còn được sử dụng để điều trị ngộ độc Carbon Monoxide (CO), tử hoại khí và các bệnh chuyên biệt về oxi.
Oxy y tế dùng để phục vụ chuyên dụng cho các đơn vị y tế, đơn vị cứu hộ cứu nạn, tại nhà người bệnh. Khí oxy được sử dụng qua các thiết bị hô hấp, hỗ trợ thở. Khi người bệnh gặp phải các trường hợp cần cấp cứu như ngạt thở, bệnh tim hoặc cần điều trị rối loạn thở, gây mê thì bình thở oxy là một giải pháp quan trọng hàng đầu để hỗ trợ chăm sóc và phục hồi sức khỏe. Khí oxy chuẩn y tế thường có độ tinh khiết 99.5%.
Vì là các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe và tính mạng con người nên oxy thở phải trải qua những kiểm định gắt gao về chất lượng khí, van bình, vỏ bình và các phụ kiện kèm theo.
Khí oxy y tế có tác dụng chính là cấp cứu cho người bị ngạt, các bệnh nhân mắc bệnh tim hay các bệnh về rối loạn nhịp thở.
Bên cạnh đó khí oxy y tế ở dạng cao áp thì còn được dùng điều trị ngộ độc Carbon Monoxide (CO), tử hoại khí và những bệnh chuyên biệt về oxi.
Cung cấp dưỡng khí cho những người thợ lặn. Oxy lặn biển được kết nối với các thiết bị lặn cung cấp dưỡng khí cho người lặn. Tùy vào độ sâu và mục đích du lịch, nghiên cứu, thám hiểm, mò tìm ngọc trai… mà oxy lặn có độ tinh khiết 100% (cho lặn cạn) hoặc dưới 21% thể tích bình khí (cho lặn sâu).
Những người đi trên máy bay đôi khi cũng có nhu cầu cung cấp bổ sung oxy
Ngoài ra oxy thở còn được sử dụng cho việc leo núi hay du hành vũ trụ của các phi hành gia. Sử dụng cho hoạt động thể thao như leo núi hay du hành vũ trụ.
Do những sự khác nhau giữa mức độ tinh khiết oxy thở và oxy công nghiệp, nên trong bất cứ trường hợp nào cũng không dùng oxy công nghiệp thay thế oxy thở, để tránh xảy ra những phát sinh không đáng có cho người sử dụng nói chung và người bệnh nói riêng.