Hiện nay, các bệnh viện đều được trang bị hệ thống oxy, hiện đại như hệ thống oxy âm tường chạy toàn bệnh viện, hay cơ động hơn là những bình oxy rời, cần là có ngay. Có lúc tôi tự hỏi, có bao nhiêu nhân viên y tế hiểu rõ những nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn từ hệ thống oxy trong bệnh viện?
Có bao nhiêu bệnh nhân – thân nhân quan tâm đến vấn đề này trong khi các bảng cảnh báo “cấm hút thuốc”, “cấm lửa” được dán, treo khắp nơi?
Chúng ta cần làm gì để nguy cơ cháy nổ từ hệ thống oxy trong bệnh viện giảm xuống?
Hạ Long Gas nghĩ, để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ từ hệ thống oxy trong bệnh viện cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ phận
• Nhân viên y tế phụ trách khu vực lưu trữ oxy cần phải:
- Kiểm tra an toàn hàng ngày bằng bảng kiểm: An toàn điện, tình trạng khói, lửa… trong khu vực lưu trữ.
- Nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân – thân nhân tại khu vực có bình oxy đang hoạt động.
• Giáo dục bệnh nhân và và người nhà:
Người nhà có thể “được” nhân viên nhắc nhở về việc cấm hút thuốc hay thấy bảng cấm lửa nhưng có thể họ không hiểu hết những ý nghĩa của nó nếu ta không dành thời gian giúp họ hiểu rõ. Do vậy, tôi thấy việc giáo dục bệnh nhân, người nhà rất quan trọng. Ta có thể lồng ghép trong các buổi họp thân nhân, bệnh nhân hoặc dặn dò về an toàn cháy nổ khi nhập viện như:
- Hướng dẫn cho họ biết những khu vực lưu trữ và sử dụng oxy
- Những vật được phép sử dụng trong khu vực có bình oxy, lưu ý những vật dụng dễ bắt lửa (đồ, vật dụng cá nhân, các thiết bị điện,…)
- Đặt những biển cảnh báo hay những bài truyền thông tác động vào cảm xúc của người bệnh, thân nhân
- Thiết lập những hoạt động hỗ trợ để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
+ Cung cấp nước sôi miễn phí (giảm thiểu nguy cơ người bệnh – thân nhân lén dùng các thiết bị điện để nấu nước, nấu đồ ăn)
+ Khu vực sạc điện thoại
+ Khu vực hút thuốc lá
….
Những khu vực này được đặt ở vị trí an toàn, ít nguy cơ cháy nổ nhất đồng thời được giám sát chặt chẽ.