Chuyên Sản Xuất Và Cung Cấp Oxy Y Tế và Khí Y Tế Theo Tiêu Chuẩn ISO 13485:2016 và ISO 9001:2015

Hotline: 0917331111

Tìm hiểu chi tiết về các loại khí y tế tại nhà

Ngày 15-09-2024 Lượt xem 10
Tìm hiểu chi tiết về các loại khí y tế tại nhà

Khí y tế đóng vai trò rất quan trọng đối với các bệnh viện, cơ sở y tế và ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết về các loại khí y tế tại nhà qua bài viết dưới đây.

1. Khí y tế là gì?

Khí y tế là các loại khí nén được dùng trong điều trị, chẩn đoán, thí nghiệm, chữa bệnh,…trong lĩnh vực y khoa. Hiện nay có một số loại khí y tế đang được sử dụng phổ biến nhất gồm: khí Oxy (O2), khí Carbon Dioxide (CO2), khí Nito (N2) và khí Oxit Nitơ (N2O).

Đa số các loại khí này sẽ được dùng để hỗ trợ phục hồi chấn thương, hồi sức cấp cứu, các dấu hiệu ngừng thở, xuất huyết nặng, kích thích hô hấp, giúp các ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra một số loại khí như N2 hoặc N2O còn được dùng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, đóng băng các mô, thủ thuật y khoa, gây tê, giảm đau,…

Tại các bệnh viện, cơ sở y tế,…các loại khí y tế này sẽ được thiết kế và lắp đặt theo hệ thống, gọi là hệ thống khí y tế. Hệ thống này sẽ được các đơn vị có chuyên môn thiết kế và tiến hành thi công, dẫn tới từng khoa, phòng tại các bệnh viện, tối ưu quá trình sử dụng cho cả y bác sĩ và bệnh nhân.

2. Các loại khí y tế tại nhà

Không ít người có nhu cầu sử dụng khí y tế tại nhà để điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe. Vậy khí y tế có thể lắp đặt và sử dụng tại nhà được không? Loại khí y tế nào có thể sử dụng tại nhà?

Trên thực tế khí O2 đang là loại khí y tế tại nhà được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Khí O2 được nén vào các bình kim loại tương đối gọn nhẹ với nhiều kích thước.

Những bình khí y tế tại nhà như vậy có thể dễ dàng vận chuyển, lắp đặt và sử dụng tại nhà cho các đối tượng như:

  • Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Người mắc hen suyễn nghiêm trọng
  • Người bị xơ phổi, suy tim
  • Người tăng huyết áp động mạch phổi
  • Người bị Covid-19 nặng
  • Cùng một số bệnh lý khác, chủ yếu là về đường hô hấp

Ngoài khí O2 thì khí N2 cũng được sản xuất và kinh doanh nhiều nhờ một số ứng dụng như: bảo quản máu, chế phẩm sinh học, phẫu thuật lạnh bằng Nito, dùng chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất trang sức,…hay tạo khói, hiệu ứng mây, làm kem, bỏng khói,…

3. Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng khí y tế tại nhà

Để sử dụng khí y tế tại nhà an toàn và hiệu quả nhất, bạn phải lưu ý một số vấn đề sau:

Nơi để bình oxy đảm bảo các điều kiện sau:

  • Không gian thoáng, không va chạm với các đồ vật khác.
  • Cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt (kể cả thuốc lá, khói hương, bếp ga,….) ít nhất là 5 mét.

Kiểm tra bình oxy trước khi sử dụng:

  • Bình oxy có màu xanh.
  • Đầy đủ các bộ phận: bộ đồng hồ, cột chứa bi oxy, bình tạo ẩm, van điều chỉnh lượng khí, đo áp suất,…
  • Dây oxy (có hoặc có thể không đi kèm mặt nạ thở).

Cách lắp đặt khí y tế tại nhà:

  • B1: Nối đồng hồ vào bình khí O2. Xoay ren và dùng mỏ lết để siết chặt.
  • B2: Đổ nước vào bình tạo ẩm, chỉ nên đổ nửa bình và dùng nước tinh khiết hoặc nước uống (nước sạch). Mực nước không được thấp hơn vạch trên bình.
  • B3: Lắp bình oxy vào bình tạo ẩm
  • B4: Xoay van ngược chiều kim đồng hồ để mở bình oxy
  • B5: Kiểm tra kim đồng hồ, nếu kim ở phần màu xanh là vẫn còn oxy trong bình, nếu kim ở vạch vàng là sắp hết và vạch đỏ là hết oxy.
  • B6: Xoay núm vặn để điều chỉnh lượng Oxy
  • B7: Đeo dây thở, mặt nạ thở và sử dụng

4. Một số lưu ý khi sử dụng khí y tế tại nhà

Khi sử dụng khí y tế tại nhà, cụ thể là bình khí O2 cần lưu ý một số điều sau:

  • Uống thêm nước và luôn sử dụng bình tạo ẩm để đường thở không bị khô.
  • Nếu cần thở O2 lâu, cần duy trì lượng thấp ở mức bệnh nhân không bị khó thở. Không tăng liều quá nhanh và lạm dụng thở ở liều quá cao.
  • Không hút thuốc, thắp hương,…ở nơi đặt bình Oxy.
  • Không dùng các loại dao, kéo, vật sắc ngọn có khả năng tạo ra ma sát hay các tia lửa điện dẫn đến cháy nổ.
  • Không chạm vào làm hư ren và nơi gắn dây, tránh rò rỉ khí ra ngoài
  • Tránh dùng các loại hóa chất, thậm chí là một số loại kem dưỡng có thành phần từ dầu mỏ dễ bắt cháy
  • Không tự ý sang, chiết khí hay bơm thêm khí vào bình
  • Cần sử dụng theo hướng dẫn của nhà cung cấp hoặc các chuyên gia y tế
  • Không được tự ý sửa chữa. Khi có tiếng xì là van đã bị hở, cần liên hệ với nhà cung cấp để khắc phục
  • Khi không sử dụng hãy tắt bình để tiết kiệm khí và giảm nguy cơ cháy nổ
  • Khi vận chuyển cần khóa các van, núm bình và cố định bình trên các giá, khung đỡ, không kéo lê, ném hay tác động mạnh
  • Khi lắp ráp bình, quần áo và chân tay sạch sẽ, không dính dầu mỡ hay những dung dịch có chứa cồn, kể cả nước rửa tay khô. Đây là điều cần lưu ý trong cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về khí y tế tại nhà cũng như cách lắp đặt, sử dụng và một vài lưu ý khi dùng khí Oxy tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Liên hệ Hotline: 0917331111 wiget Chat Zalo Chát Zalo cùng chúng tôi Messenger Chat Chát FB cùng chúng tôi Instagram Instagram Lên đầu trang Whatsapp Chat